Phật pháp ứng dụng Phật sống và thợ làm bồn tắm

Các Thiền sư thường chỉ dạy cho đệ tử trong biệt thất. Không ai được bén mãng đến.

Thiền sư Mokurai ở chùa Kennin tại Kyoto, vẫn thích trò chuyện với các thương gia, nhà báo cũng như với các đệ tử của ngài. Có một người thợ làm bồn tắm ít học, hay đến hỏi những câu vớ vẫn, uống một cốc trà rồi bỏ đi.

Một ngày nọ có mặt người thợ trong khi Mokurai muốn chỉ dạy cho một đệ tử nên ngài yêu cầu người thợ đợi ở phòng bên cạnh.

"Tôi biết ngài là một vị Phật sống," người thợ phản đối. "Ngay cả các tượng Phật đá còn chẳng hề từ chối mọi người đến bái. Thế tại sao tôi lại bị mời ra?"

Mokurai đành phải bước ra bên ngoài để tiếp đệ tử.

Xem thêm:

Phật sống và thợ làm bồn tắm

Phật pháp ứng dụng Phật sống và thợ làm bồn tắm

Các Thiền sư thường chỉ dạy cho đệ tử trong biệt thất. Không ai được bén mãng đến.

Thiền sư Mokurai ở chùa Kennin tại Kyoto, vẫn thích trò chuyện với các thương gia, nhà báo cũng như với các đệ tử của ngài. Có một người thợ làm bồn tắm ít học, hay đến hỏi những câu vớ vẫn, uống một cốc trà rồi bỏ đi.

Một ngày nọ có mặt người thợ trong khi Mokurai muốn chỉ dạy cho một đệ tử nên ngài yêu cầu người thợ đợi ở phòng bên cạnh.

"Tôi biết ngài là một vị Phật sống," người thợ phản đối. "Ngay cả các tượng Phật đá còn chẳng hề từ chối mọi người đến bái. Thế tại sao tôi lại bị mời ra?"

Mokurai đành phải bước ra bên ngoài để tiếp đệ tử.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Đến lúc phải chết

Thiền sư Ikkyu, ngay lúc còn bé đã rất thông minh. Thầy của cậu có một chén uống trà rất quý, một đồ cổ hiếm hoi. Ikkyu lỡ tay đánh vỡ chén và vô cùng bối rối. 

Nghe bước chân thầy đến, Ikkyu vội dấu chén vỡ sau lưng. Thầy xuất hiện, Ikkyu hỏi: "Tại sao con người phải chết?"

"Thật là tự nhiên," vị thầy già trả lời. "Mọi vật đã sống lâu tất phải chết."

Ikkyu, liền giơ cái chén vỡ ra nói: "Ðã đến lúc cái chén của thầy cũng phải chết."

Xem thêm:

Đến lúc phải chết

Phật pháp ứng dụng Đến lúc phải chết

Thiền sư Ikkyu, ngay lúc còn bé đã rất thông minh. Thầy của cậu có một chén uống trà rất quý, một đồ cổ hiếm hoi. Ikkyu lỡ tay đánh vỡ chén và vô cùng bối rối. 

Nghe bước chân thầy đến, Ikkyu vội dấu chén vỡ sau lưng. Thầy xuất hiện, Ikkyu hỏi: "Tại sao con người phải chết?"

"Thật là tự nhiên," vị thầy già trả lời. "Mọi vật đã sống lâu tất phải chết."

Ikkyu, liền giơ cái chén vỡ ra nói: "Ðã đến lúc cái chén của thầy cũng phải chết."

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Thiền của Joshu

Joshu khởi sự học Thiền lúc ngài đã sáu mươi tuổi và tiếp tục đến mãi tám mươi tuổi thì liễu ngộ. Ngài dạy thiền từ khi tám mươi tuổi cho đến khi một trăm hai mươi tuổi.

Một lần có một thiền sinh hỏi: "Nếu chẳng có gì trong tâm thì con phải làm sao?"

Joshu trả lời: "Ném nó ra."

"Nhưng nếu con chẳng có gì thì làm sao con ném nó ra được?" thiền sinh tiếp.

"Vậy thì" Joshu bảo "Hãy khiêng nó ra."

Xem thêm:

Thiền của Joshu

Phật pháp ứng dụng Thiền của Joshu

Joshu khởi sự học Thiền lúc ngài đã sáu mươi tuổi và tiếp tục đến mãi tám mươi tuổi thì liễu ngộ. Ngài dạy thiền từ khi tám mươi tuổi cho đến khi một trăm hai mươi tuổi.

Một lần có một thiền sinh hỏi: "Nếu chẳng có gì trong tâm thì con phải làm sao?"

Joshu trả lời: "Ném nó ra."

"Nhưng nếu con chẳng có gì thì làm sao con ném nó ra được?" thiền sinh tiếp.

"Vậy thì" Joshu bảo "Hãy khiêng nó ra."

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Trong cõi mộng

"Sư phụ của chúng ta hay ngủ một giấc trưa," một đệ tử của Soyen Shaku kể. "Khi bọn trẻ chúng tôi hỏi tại sao thầy làm vậy thì thầy bảo: ta đi vào cõi mộng để gặp các bậc thánh nhân như Khổng Tử thường làm.’ 

Khi Khổng Tử ngủ, ngài hay gặp các bậc thánh và sau đó kể lại với các đồ đệ."Một ngày nọ trời nóng quá, vài đứa chúng tôi đánh một giấc. 

Sư phụ quở trách. ‘Chúng con đến xứ mộng để gặp các bậc thánh nhân như Khổng Tử thường làm,’ chúng tôi vội giải thích. ‘Các thánh nhân nói sao? Sư phụ gắt. Một đứa trong bọn tôi trả lời: ‘Chúng con đến xứ mộng gặp các thánh nhân và hỏi họ có gặp sư phụ của chúng con đến đấy mỗi buổi trưa không, nhưng họ bảo chẳng hề gặp ông ấy,"

Xem thêm:

Trong cõi mộng

Phật pháp ứng dụng Trong cõi mộng

"Sư phụ của chúng ta hay ngủ một giấc trưa," một đệ tử của Soyen Shaku kể. "Khi bọn trẻ chúng tôi hỏi tại sao thầy làm vậy thì thầy bảo: ta đi vào cõi mộng để gặp các bậc thánh nhân như Khổng Tử thường làm.’ 

Khi Khổng Tử ngủ, ngài hay gặp các bậc thánh và sau đó kể lại với các đồ đệ."Một ngày nọ trời nóng quá, vài đứa chúng tôi đánh một giấc. 

Sư phụ quở trách. ‘Chúng con đến xứ mộng để gặp các bậc thánh nhân như Khổng Tử thường làm,’ chúng tôi vội giải thích. ‘Các thánh nhân nói sao? Sư phụ gắt. Một đứa trong bọn tôi trả lời: ‘Chúng con đến xứ mộng gặp các thánh nhân và hỏi họ có gặp sư phụ của chúng con đến đấy mỗi buổi trưa không, nhưng họ bảo chẳng hề gặp ông ấy,"

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Ngụ ngôn

Trong Kinh, Ðức Phật có dạy một câu chuyện ngụ ngôn như sau: Một người đi qua một cánh đồng và gặp một con hổ. Anh ta bỏ chạy, con hổ đuổi theo. 

Ðến một bờ vực sâu, anh chụp được một sợi dây leo và đu lững lơ gần bờ vực. Bên trên con hổ đang cúi xuống đánh hơi. Run sợ cuống cuồng, anh nhìn xuống đáy vực sâu lại thấy một con hổ khác đang nhe răng nhìn lên.

Bỗng lại xuất hiện hai con chuột, một trắng một đen đang gậm nhấm sợi dây leo.

Chợt anh thấy một quả dâu chín mọng bên cạnh. Một tay nắm chặt dây, tay kia nhặt quả dâu bỏ vào miệng. Chao ôi sao nó ngọt thế!

Xem thêm:

Ngụ ngôn

Phật pháp ứng dụng Ngụ ngôn

Trong Kinh, Ðức Phật có dạy một câu chuyện ngụ ngôn như sau: Một người đi qua một cánh đồng và gặp một con hổ. Anh ta bỏ chạy, con hổ đuổi theo. 

Ðến một bờ vực sâu, anh chụp được một sợi dây leo và đu lững lơ gần bờ vực. Bên trên con hổ đang cúi xuống đánh hơi. Run sợ cuống cuồng, anh nhìn xuống đáy vực sâu lại thấy một con hổ khác đang nhe răng nhìn lên.

Bỗng lại xuất hiện hai con chuột, một trắng một đen đang gậm nhấm sợi dây leo.

Chợt anh thấy một quả dâu chín mọng bên cạnh. Một tay nắm chặt dây, tay kia nhặt quả dâu bỏ vào miệng. Chao ôi sao nó ngọt thế!

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Một cốc trà

Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.

Vị giáo sư nhìn cốc nước tràn cho đến khi không nhịn được, bèn lên tiếng: "Nó đã đầy tràn rồi, không thêm được nữa đâu!"

"Thì cũng như chiếc cốc này" Nan-In thong thả nói, "ông đã mang đầy tư kiến và thành kiến. Làm sao tôi có thể chỉ cho ông về Thiền nếu ông không cạn cốc của ông?"

Xem thêm:

Một cốc trà

Phật pháp ứng dụng Một cốc trà

Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.

Vị giáo sư nhìn cốc nước tràn cho đến khi không nhịn được, bèn lên tiếng: "Nó đã đầy tràn rồi, không thêm được nữa đâu!"

"Thì cũng như chiếc cốc này" Nan-In thong thả nói, "ông đã mang đầy tư kiến và thành kiến. Làm sao tôi có thể chỉ cho ông về Thiền nếu ông không cạn cốc của ông?"

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Sanh sự sự sanh

Lúc sanh sự thì sự sanh liền đến
Thế rồi nhân rồi ngã cứ bám theo
Lôi kéo mình vào tranh cãi ì xèo
Mất tất cả an bình trong tâm khảm.

Nếu như rõ tình thương là vô hạn
Hơn thua gì mà cứ phải ngã nhân
Cứ xem người là Đức Phật hiện thân
Dù nhắm mắt chẳng có gì hối tiếc.

Đừng cho mình là người luôn hiểu biết 
Chẳng thấm gì với núi thẳm rừng sâu 
Có gì đâu mà chuốc lấy khổ sầu
Sống thanh thản quên đi đường thắng bại

Xem thêm:

Sanh sự sự sanh

Phật pháp ứng dụng Sanh sự sự sanh

Lúc sanh sự thì sự sanh liền đến
Thế rồi nhân rồi ngã cứ bám theo
Lôi kéo mình vào tranh cãi ì xèo
Mất tất cả an bình trong tâm khảm.

Nếu như rõ tình thương là vô hạn
Hơn thua gì mà cứ phải ngã nhân
Cứ xem người là Đức Phật hiện thân
Dù nhắm mắt chẳng có gì hối tiếc.

Đừng cho mình là người luôn hiểu biết 
Chẳng thấm gì với núi thẳm rừng sâu 
Có gì đâu mà chuốc lấy khổ sầu
Sống thanh thản quên đi đường thắng bại

Xem thêm:
Đọc thêm..
Đã ba năm bỏ triều cống, vua Chiêm lại còn cho quân quấy nhiễu phương Nam. Thánh Tông bèn thân chinh cầm quân thảo phạt, việc triều chính ỷ cho Nguyên Phi. Đã ba tháng ròng rã mà không hạ được thành, vua buồn bực trong lòng lắm, đứng ngồi không yên có ý muốn lui binh. Chế Củ biết quân Đại Việt nản lòng nên càng giữ thế thủ không ra đánh nhau, chiêu dụ quân binh:

“Chúng ta có thành lũy vững vàng, quân Nam đã suy kiệt rồi, cứ giữ vững thế này thì chúng phải rút lui thôi. Kẻ nào tự tiện xuất quân sẽ dùng quân lệnh nghiêm trị!”

Thánh Tông không biết làm sao đành hạ lệnh lui binh. Khi quân kéo về đến châu Cư Liên thì gặp sứ giả mang tấu chương từ Thăng Long đến. Vua bèn mở ra xem thì thấy tâu rằng:

“… Nguyên Phi hết lòng phò vua, giữ an nội chính từ trong cung cho đến ngoại triều, vỗ an đảng nghịch, huấn tập cung nhân… đều rất thuận thảo, trên dưới một lòng quy phục… Nguyên Phi ngày đêm cầu Phật-Bồ Tát gia hộ hoàng thượng chinh phục Chiêm Thành xong đặng khải hoàn…”

Đọc xong tấu chương Thánh Tông ngồi thừ ra một lát rồi đứng lên cảm than:

“Nguyên Phi là đàn bà mà xử việc nước giỏi như vậy, lẽ nào ta thân nam nhi mà để thua đàn bà sao?”

Nói xong hiệu triệu ba quân, cho người tuyên đọc tấu chương rồi đốc thúc quay trở lại quyết hạ thành cho bằng được. Lòng ba quân cũng hứng khởi và phấn chấn lên vì thẹn thua chí đàn bà. Chế Củ không ngờ quân Nam quay trở lại bất thần không kịp chấn chỉnh quân nên thành bị hạ dễ dàng. Thánh Tông bắt sống ba vạn tù binh và cả toàn gia Chế Củ mang về Thăng Long. Vua chia tù binh cho các Vương và quan trong triều. Ngài Lý tăng lục cũng được cấp nô bộc từ số tù nhân này. Ngài tăng lục này uyên bác văn chương, thâm sâu Phật pháp và còn là một tay thi bá có tiếng của kinh thành. Một hôm ngài viết một đoản khúc thiền thi:

“Bách niên nhất sát-na Bá tánh tại Sa-Bà

Vạn pháp ư nhất niệm Tâm động nhập Phật-ma”

Bài thơ còn dở dang ngài để đấy đi vào nội có việc đến khi về thì thấy ai sửa câu cuối thành:

“Tâm lưu xuất Phật–ma” Bèn cả giận quát:
“Kẻ nào cả gan dám sửa thơ ta?”



Phật pháp ứng dụng Từ nô bộc thành quốc sư

Đám nô bộc sợ xanh mặt, riêng có một gã trung niên quỳ xuống thưa:

“Thưa chủ nhân kẻ nô bộc này có tội, vì thấy ngài viết câu cuối không hợp lẽ. Phật hay ma cũng từ một tâm mà ra, không từ ngoài vào! Vì vậy dám mạo phạm sửa laị, mong chủ nhân lượng thứ.”

Ngài tăng lục hết sức ngạc nhiên:

“Ngươi cũng biết chữ, biết Phật pháp sao?”
Y lại đáp:
“Thưa chủ nhân, nô bộc tôi cũng biết chút chút.”

Tăng lục lại gạn hỏi và đưa ra nhiều thử thách nhưng y đều đáp rành mạch trôi chảy. Cuối cùng y thú nhận rằng:

“Tôi vốn là người Phương Bắc, thọ giáo thầy ở Triết Giang được ban cho pháp danh Thảo Đường. Mấy năm trước sang Chiêm Thành hoằng pháp rồi binh đao loạn lạc nên bị bắt làm tù binh cùng với quân Chiêm chứ thật tôi không phải người Chiêm.”

Ngài tăng lục lập tức cho thay áo quần, tắm gội rồi bảo:
“Ngày mai tôi sẽ đưa ông vào triều ra mắt hoàng thượng.”

Y quỳ tạ ơn, vị tăng lục đỡ y dậy bảo:

“Chúng tôi đều là người mộ Phật, việc ông bị bắt làm tù binh là ngoài ý muốn. Tôi hy vọng hoàng thượng sẽ lưu dụng ông.”

Hôm sau tăng lục dẫn y vào triều kiến vua:

“Tâu bệ hạ, nhân trước kia bệ hạ ban cho một số nô bộc không ngờ trong ấy lại có một kẻ vốn là tăng nhân từ phương Bắc. Y kiến thức uyên bác, tinh thông Phật điển, thi tứ phong lưu… Quả thật là ngọc lẩn trong cát đá. Nay thần dẫn y vào mong bệ hạ thẩm tra lưu dụng kẻo phí uổng người tài.”

Thánh Tông cũng ngạc nhiên không kém bèn vời y lên thềm rồi tra hỏi y. Y đáp rất thành thực lại thể hiện kiến văn tuyệt vời của mình. Vua thử vấn pháp thì y đáp như lý như pháp… Thánh Tông vô cùng hoan hỷ sanh lòng yêu mến. Vua nói:

“Trẫm thật không ngờ ngài lẫn trong đám nô bộc, âu cũng là nhân duyên gì đây. Trẫm trị quốc thương dân như con đẻ. Trẫm một lòng mộ đạo, hộ pháp hộ tăng. Hôm nay ngài lại đến đây trẫm xin bái ngài làm thầy mong ngài đừng từ chối.”

Sự thể chuyển biến nhanh và phi thường quá làm vị tăng lục cùng triều thần ngạc nhiên cao độ, nhưng niềm vui, niềm hân hoan dâng cao khiến cả triều thần tung hô và đồng thanh quỳ bái tạ.

Vua cho người đưa ngài Thảo Đường ra ở chùa Khai Quốc, một ngôi chùa quan trọng hàng đầu thành Thăng Long. Hôm sau vua đến dâng lễ bái sư và phong ngài Thảo Đường là quốc sư. Thăng Long vốn có dòng Tỳ-Ni-Đa-Lưu- Chi và Vô Ngôn Thông, giờ lại có thêm một phái mới nữa là Thảo Đường. Ngài và dòng thiền của ngài hoằng dương vốn rất bác học, chuyên dùng thi kệ, văn chương để hoằng hoá; vì vậy đã thu hút rất nhiều các anh tinh hoa của thành Thăng Long gia nhập và cũng ảnh hưởng nhiều đến hai phái thiền vốn có trước kia. Có lần nhân ngày xuân rỗi việc Thánh Tông bảo các quan:

“Năm xưa trẫm thân chinh phạt Chiêm Thành, bắt Chế Củ làm tù binh sau y dâng ba châu chuộc tội. Được đất, mở cõi về phương nam cũng là lợi lớn nhưng cái lợi lớn vô cùng mà trẫm có được ấy là quốc sư. Ngài về Đại Việt với đạo hạnh trong sáng, Phật điển uyên thâm, văn chương trác tuyệt. Đây là cái phúc của nước nhà vậy!”

Xem thêm:

Từ nô bộc thành quốc sư

Đã ba năm bỏ triều cống, vua Chiêm lại còn cho quân quấy nhiễu phương Nam. Thánh Tông bèn thân chinh cầm quân thảo phạt, việc triều chính ỷ cho Nguyên Phi. Đã ba tháng ròng rã mà không hạ được thành, vua buồn bực trong lòng lắm, đứng ngồi không yên có ý muốn lui binh. Chế Củ biết quân Đại Việt nản lòng nên càng giữ thế thủ không ra đánh nhau, chiêu dụ quân binh:

“Chúng ta có thành lũy vững vàng, quân Nam đã suy kiệt rồi, cứ giữ vững thế này thì chúng phải rút lui thôi. Kẻ nào tự tiện xuất quân sẽ dùng quân lệnh nghiêm trị!”

Thánh Tông không biết làm sao đành hạ lệnh lui binh. Khi quân kéo về đến châu Cư Liên thì gặp sứ giả mang tấu chương từ Thăng Long đến. Vua bèn mở ra xem thì thấy tâu rằng:

“… Nguyên Phi hết lòng phò vua, giữ an nội chính từ trong cung cho đến ngoại triều, vỗ an đảng nghịch, huấn tập cung nhân… đều rất thuận thảo, trên dưới một lòng quy phục… Nguyên Phi ngày đêm cầu Phật-Bồ Tát gia hộ hoàng thượng chinh phục Chiêm Thành xong đặng khải hoàn…”

Đọc xong tấu chương Thánh Tông ngồi thừ ra một lát rồi đứng lên cảm than:

“Nguyên Phi là đàn bà mà xử việc nước giỏi như vậy, lẽ nào ta thân nam nhi mà để thua đàn bà sao?”

Nói xong hiệu triệu ba quân, cho người tuyên đọc tấu chương rồi đốc thúc quay trở lại quyết hạ thành cho bằng được. Lòng ba quân cũng hứng khởi và phấn chấn lên vì thẹn thua chí đàn bà. Chế Củ không ngờ quân Nam quay trở lại bất thần không kịp chấn chỉnh quân nên thành bị hạ dễ dàng. Thánh Tông bắt sống ba vạn tù binh và cả toàn gia Chế Củ mang về Thăng Long. Vua chia tù binh cho các Vương và quan trong triều. Ngài Lý tăng lục cũng được cấp nô bộc từ số tù nhân này. Ngài tăng lục này uyên bác văn chương, thâm sâu Phật pháp và còn là một tay thi bá có tiếng của kinh thành. Một hôm ngài viết một đoản khúc thiền thi:

“Bách niên nhất sát-na Bá tánh tại Sa-Bà

Vạn pháp ư nhất niệm Tâm động nhập Phật-ma”

Bài thơ còn dở dang ngài để đấy đi vào nội có việc đến khi về thì thấy ai sửa câu cuối thành:

“Tâm lưu xuất Phật–ma” Bèn cả giận quát:
“Kẻ nào cả gan dám sửa thơ ta?”



Phật pháp ứng dụng Từ nô bộc thành quốc sư

Đám nô bộc sợ xanh mặt, riêng có một gã trung niên quỳ xuống thưa:

“Thưa chủ nhân kẻ nô bộc này có tội, vì thấy ngài viết câu cuối không hợp lẽ. Phật hay ma cũng từ một tâm mà ra, không từ ngoài vào! Vì vậy dám mạo phạm sửa laị, mong chủ nhân lượng thứ.”

Ngài tăng lục hết sức ngạc nhiên:

“Ngươi cũng biết chữ, biết Phật pháp sao?”
Y lại đáp:
“Thưa chủ nhân, nô bộc tôi cũng biết chút chút.”

Tăng lục lại gạn hỏi và đưa ra nhiều thử thách nhưng y đều đáp rành mạch trôi chảy. Cuối cùng y thú nhận rằng:

“Tôi vốn là người Phương Bắc, thọ giáo thầy ở Triết Giang được ban cho pháp danh Thảo Đường. Mấy năm trước sang Chiêm Thành hoằng pháp rồi binh đao loạn lạc nên bị bắt làm tù binh cùng với quân Chiêm chứ thật tôi không phải người Chiêm.”

Ngài tăng lục lập tức cho thay áo quần, tắm gội rồi bảo:
“Ngày mai tôi sẽ đưa ông vào triều ra mắt hoàng thượng.”

Y quỳ tạ ơn, vị tăng lục đỡ y dậy bảo:

“Chúng tôi đều là người mộ Phật, việc ông bị bắt làm tù binh là ngoài ý muốn. Tôi hy vọng hoàng thượng sẽ lưu dụng ông.”

Hôm sau tăng lục dẫn y vào triều kiến vua:

“Tâu bệ hạ, nhân trước kia bệ hạ ban cho một số nô bộc không ngờ trong ấy lại có một kẻ vốn là tăng nhân từ phương Bắc. Y kiến thức uyên bác, tinh thông Phật điển, thi tứ phong lưu… Quả thật là ngọc lẩn trong cát đá. Nay thần dẫn y vào mong bệ hạ thẩm tra lưu dụng kẻo phí uổng người tài.”

Thánh Tông cũng ngạc nhiên không kém bèn vời y lên thềm rồi tra hỏi y. Y đáp rất thành thực lại thể hiện kiến văn tuyệt vời của mình. Vua thử vấn pháp thì y đáp như lý như pháp… Thánh Tông vô cùng hoan hỷ sanh lòng yêu mến. Vua nói:

“Trẫm thật không ngờ ngài lẫn trong đám nô bộc, âu cũng là nhân duyên gì đây. Trẫm trị quốc thương dân như con đẻ. Trẫm một lòng mộ đạo, hộ pháp hộ tăng. Hôm nay ngài lại đến đây trẫm xin bái ngài làm thầy mong ngài đừng từ chối.”

Sự thể chuyển biến nhanh và phi thường quá làm vị tăng lục cùng triều thần ngạc nhiên cao độ, nhưng niềm vui, niềm hân hoan dâng cao khiến cả triều thần tung hô và đồng thanh quỳ bái tạ.

Vua cho người đưa ngài Thảo Đường ra ở chùa Khai Quốc, một ngôi chùa quan trọng hàng đầu thành Thăng Long. Hôm sau vua đến dâng lễ bái sư và phong ngài Thảo Đường là quốc sư. Thăng Long vốn có dòng Tỳ-Ni-Đa-Lưu- Chi và Vô Ngôn Thông, giờ lại có thêm một phái mới nữa là Thảo Đường. Ngài và dòng thiền của ngài hoằng dương vốn rất bác học, chuyên dùng thi kệ, văn chương để hoằng hoá; vì vậy đã thu hút rất nhiều các anh tinh hoa của thành Thăng Long gia nhập và cũng ảnh hưởng nhiều đến hai phái thiền vốn có trước kia. Có lần nhân ngày xuân rỗi việc Thánh Tông bảo các quan:

“Năm xưa trẫm thân chinh phạt Chiêm Thành, bắt Chế Củ làm tù binh sau y dâng ba châu chuộc tội. Được đất, mở cõi về phương nam cũng là lợi lớn nhưng cái lợi lớn vô cùng mà trẫm có được ấy là quốc sư. Ngài về Đại Việt với đạo hạnh trong sáng, Phật điển uyên thâm, văn chương trác tuyệt. Đây là cái phúc của nước nhà vậy!”

Xem thêm:
Đọc thêm..